I. GIỚI THIỆU TƯỚNG
“I dreamt a field of war… and woke to find myself upon it.”
“Ta mơ thấy mình tham gia vào một trận chiến…và khi tỉnh dậy, ta thấy mình đang đứng giữa chiến trường đó!”
Khi mà các vị Thần gặp phải ác mộng, thì đó là do Bane Elemental (nguyên tố tai ương) mang tới. Được biết tới với cái tên Atropos the Bane Elemental, hắn được sinh ra từ nỗi sợ hãi giữa đêm của Nữ thần Nyctasha. Thứ sức mạnh của nỗi sợ hãi ấy quá mạnh mẽ để có thể được xoa dịu bởi giấc ngủ. Thế rồi, Atropos bắt đầu trỗi dậy từ những cơn mộng mị của nữ thần, được nuôi dưỡng bởi sự bất tử của nàng, đồng thời cũng tự tạo ra cái hình dáng hư ảo của mình thông qua dòng máu màu mực ăn cắp được từ chính Nữ thần.
Bản thân sự tồn tại của hắn, chính là nỗi sợ. Nghe được âm thanh của hắn, người phàm sẽ cảm giác thấy những bí mật đen tối nhất của mình đang rì rầm bên tai. Hắn đồng thời cũng có thể khơi gợi lên nỗi sợ hãi tiềm ẩn trong trái tim của các Anh Hùng. Giữ mình không ngủ cũng không thể bảo vệ bản thân khỏi Atropos, bởi dòng máu đen tôi của Bane, thứ sẽ nhỏ giọt không ngừng, chính là cái bẫy đẩy kẻ thù của hắn vào cơn ác mộng đáng sợ nhất.
Chỉ cần Bane Elemental xuất hiện, mọi Anh Hùng đều sẽ biết sợ bóng tối.
II. THÔNG SỐ
Theo như phân loại thì Bane thuộc thể loại tướng Trí tuệ, tầm đánh ngắn, có thể đóng vai trò trong teamfight là: support, roamer, initiator.
III. HỆ THỐNG KĨ NĂNG
Enfeedble (chỉ định)
Không giải được bởi bất cứ kĩ năng hay trang bị huỷ buff, chỉ có thể chặn được bằng bkb và Linken.
| |
Brain sap (chỉ định, sát thương thuần) | |
Nightmare (chỉ định, sát thương thuần) | |
Fiend’s Grip (chỉ định, niệm chú, sát thương phép)
Nâng cấp bởi Aghanim’s Scepter:
|
IV. CÁCH TĂNG KĨ NĂNG VÀ BUILD ITEMS
1. Cách tăng kỹ năng
Luôn lấy kĩ năng khống chế ở cấp đầu tiên là điều thường thấy, Bane cũng không ngoại lệ. Với 4 giây giữ chân củaNightmare (E) thì bạn có quá thừa thời gian để giúp đồng đội tại thế vây hãm. Nâng tối đa Brain sap (W) trước tiên vì đây là kĩ năng gây sát thương chính của Bane, và cũng là kĩ năng tăng khả năng hồi phục. Nếu như đối phương có nhiều sát thương tay thì Enfeedble (Q) là lựa chọn tiếp theo, và Nightmare (E) là sau cùng (có thể đổi ngược lại tùy tình huống). Ultimate dĩ nhiên lấy đúng lv
2. Cách lên đồ
a. Trang bị khởi đầu
Với 1 support, việc mua courier và ward là dĩ nhiên, vì thế các trang bị gợi ý cho Bane cũng hạn hẹp:
Đây là cách lên đồ thường thấy
Đi roam thì mua đồ như này.
Recipe là của Soul ring, đây là cách mua đồ khác của lane support
b. Early game
Cố gắng lên được những món cơ bản nhất
Arcane boots: tăng khả năng hồi phục mana khi mà kĩ năng của Bane quá tốn
Soul ring: trang bị này cực kì thích hợp cho việc đổi mana lấy máu của nhiều heroes có kĩ năng hồi máu.
Town Portal Scroll: Với 1 support, bạn nên luôn luôn thủ theo cái này để có thể hỗ trợ nhiều lane kịp thời.
Sentry ward, Observer ward: đừng quên 2 món này nhé.
c. Mid game
Có nhiều hướng lên các trang bị cho Rylai trong giai đoạn này, sau đây mình xin đưa ra cách dễ tiếp cận nhất cho các bạn:
Force Staff: đây là trang bị rất cần thiết cho các support để cover đồng đội (bóp cũng tốt )
Blink dagger: tăng tính bất ngờ trong những cuộc gank, bắt lẻ và tăng khả năng đào tẩu.
Glimmer cape: cho 1 chút chỉ số kháng phép, kích hoạt thoắt ẩn thoắt hiện, tha hồ dùng kĩ năng 1 cách an toàn, buff cho đồng đội cũng tốt
d. Late game
Trang bị cho Bane vào giai đoạn này khá phong phú:
Black king bar: an toàn tuyệt đối khi sử dụng ultimate
Scyther of Vyse: chỉ số rất tốt cho Bane và cái kích hoạt siêu khắm biến đối phương thành heo trong 3.5 giây =))
Shiva’s guard: tăng cường khả năng chống chịu sát thương vật lí và gây hỗn loạn trong combat nhờ cái hào quang và kích hoạt của trang bị này.
Aghanim’s Scepter: với việc tăng 1 đống sát thương và cái bị động ultimate siêu khắm ru ngủ đối phương khi đánh bạn lúc niệm phép thì đó là kĩ năng khống chế điện rộng cộng thêm cho bạn.
Hay những thứ rẻ hơn:
Eul’s scepter of Divinity: quá thọt thì lên cái này, cho tốc độ chạy, Trí tuệ và cái kích hoạt lốc đối phương hoặc bản thân lên.
Rod of Atos: tương tự như Eul’s nhưng là slow đối phương chứ không phải lốc lên.
f. Giày
Có 2 loại giày phù hợp với Bane:
Arcane boots: như đã giải thích ở trên
Boots of Travel: late game mọi heroes đều luôn cần cái này.
Guardian’s Greaver: cực cực tốt cho các supporter
e. Bộ trang bị hoàn chỉnh
-Trấn phái:
Blink Dagger, Force Staff, Black king bar, Aghanim’s Scepter, Glimmer cape: như giải thích ở trên
-Tình Huống:.
Ghost Scepter: quá nhiều sát thương vật lí ư? Đây là giải pháp tối ưu luôn.
Mekansm: nếu như bạn muốn hỗ trợ đồng đội nhiều hơn.
Pipe of Insight: lên thay cho Mekansm nếu như trong team đã có ai đó lên Mekansm rồi.
Linken’s Sphere: nếu đối phương có các kĩ năng chỉ định tướng đáng sợ xuyên Black king bar như Doom, Rupture,…
Veil of Discord: nếu team bạn có nguồn sát thương phép dồi dào
Urn of Shadow: cho 1 chút máu và tích điểm để hồi máu cho bản thân và đồng đội
Lotus orb: nếu team địch có các kĩ năng point target nguy hiểm
IV. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VÀ HƯỚNG DẪN TRONG GAMEPLAY
1. Đồng đội và kẻ thù
a. Đồng đội
là một support và với khả năng mở combat không đặc sắc cho lắm vì quá gián, thế nên các đồng đội tốt của hắn đa phần là các support khác và các Initiator:
Tiêu biểu của sự kết hợp siêu khắm đó là những heroes có kĩ năng định hướng khó xài:
Mirana: ru ngủ và cái mũi tên của cô nàng này sẽ chuẩn xác hơn nhiều
Invoker: dùng Sun strike chuẩn tới từng milimet
Skywrath mage: Fiend’s Grip + Mystic flare, ez kill
Cho đến những anh Initiator đẹp trai khác:
Earthshaker, Elder Titan, Void, Warlock, Treant và những Initiator điển hình khác đều giúp Bane phát huy tối đa khả năng của mình.
b. Kẻ thù
Có kha khá kẻ thù, counter-pick của Bane:
Huskar: thằng máu điên này càng ít máu nó càng đánh nhanh với kháng phép nhiều, bạn sẽ sớm dẹo thôi
Pugna: nghe cái Nether ward của nó chịch vài phát là máu tụt kinh hoàng.
Anti-Mage: ác mộng với các nuker như bạn, đặc biệt là với cái bình mana cạn queo bạn còn là mối đe dọa của cả team nữa =))
Nyx Assassin: con bọ khó chịu, lén lút đâm chọt, hút mana các kiểu.
Doom: tất cả đều ghét hắn.
Silencer: kẻ đáng ghét thứ 2 sau Doom
Drow ranger, Death prophet, Disruptor, Puck và các thể loại tướng có kĩ năng câm lặng khác
Những heroes có các kĩ năng choáng, trói dễ sử dụng cũng là nỗi khó chịu của Bane
2. Gameplay
a. Cách chơi Bane ở đầu trận
Bạn nên xác định mình đi roam hay bám lane bảo kê đồng đội ngay từ đầu để có thể mua trang bị cho phù hợp. Với việc đi roam thì khi có tới 4 giây Nighmare (E), bạn và đồng đội có thể dễ dàng ăn mạng nếu như kết hợp tốt với nhau. Với kiểu bám lane bảo kê, nếu như đồng đội cùng lane của bạn là những heroes có khả năng gây sát thương tốt thì bạn và người đó có thể đè lane đối phương hoặc ăn mạng từ sớm. Ở trong suốt giai đoạn của trận đấu lúc nào bạn cũng phải thủ theo Town portal scroll để hỗ trợ đồng đội kịp thời nhé.
b. Cách chơi Bane ở giữa trận
Đây là giai đoạn roam + gank cực kì nhiều khi mà các ganker của team bạn đã có đủ số cấp và các trang bị cơ bản cho việc gank, đồng thời tạo khoảng trống để carry team bạn farm tối đa, hoặc ra lane đó giúp nó đẩy đường, counter gank nếu như đối phương nhắm vào carry team của bạn. Với các kĩ năng khống chế của mình bạn dư sức bắt lẻ từ 1 đến 2 mục tiêu, việc còn lại là chờ đồng đội bạn gây sát thương kết liễu, nhưng phải phối hợp nhịp nhàng ăn ý khi tấn công mục tiêu dính Nightmare (E)
c. Cách chơi Bane ở cuối trận
Giai đoạn này bạn đi cùng đồng đội, cắm mắt đầy đủ, sử dụng Smoke of Deceit đi gank những mục tiêu đơn lẻ hoặc mở combat một cách bất ngờ, tạo điều kiện để tiến tới phá hủy Ancient của đối phương hoặc đẩy thẳng 1 đường, ép đối phương def trụ hoặc phải combat. Khi có bkb bạn có thể trở thành một initiator của team với kĩ năng Fiend’s grip (R), đồng thời khóa mõm thêm 2 mục tiêu khác nhờ Nightmare (E) vàEnfeedble (Q). Mục tiêu trong combat tổng của bạn thường sẽ là các initiator, nuker, carry đối phương,Fiend’s grip (R) là kĩ năng gây hiệu ứng xuyên bkb nên bạn cứ thoải mái sử dụng lên các mục tiêu quan trọng, tuy nhiên hãy để ý xem chúng nó có Linken’s Sphere không nhé. Chúc các bạn thành công!
0 nhận xét:
Post a Comment