I. GIỚI THIỆU TƯỚNG
“Ngươi đã thất bại trong việc dùng thử chất ăn mòn rồi”
Đã từng là Linh Thú của một gã thuật sư hung tàn bạo ngược, kẻ đã đánh bẫy và hy vọng thuần hóa được Viper. Về phía mình, Viper tựa hồ rất vui vẻ, bởi vì nó vẫn luôn tò mò về cái thế giới bên ngoài lãnh địa Nether Reaches vốn phong bế và vĩnh viễn không thay đổi, nơi mà bộ tộc của nó vốn đã sinh sống hàng triệu năm.
Ban đầu, Viper đã thử phục tùng mệnh lệnh của gã thuật sư, nhằm học lỏm thứ ma thuật hắc ám cao siêu của hắn. Thế nhưng, nó rất nhanh phát hiện ra rằng, không có thứ ma pháp nào có thể nguy hiểm bằng thứ nọc độc mà nó sở hữu ngay từ lúc mới sinh. Bởi vậy, Viper đã dùng nọc độc để ăn mòn song sắt, thoát ra khỏi cái lồng mà gã thuật sư vẫn dùng để nhốt mình. Thế rồi, trong con mắt ngỡ ngàng của gã thuật sư, nó phun nọc độc của mình lên người hắn, rồi bay vút lên không trung, như thể tuyên bố với tất cả rằng chủ nhân mới của thế giới này đã tới.
II. THÔNG SỐ
- Sức mạnh: 20 + 1.9 mỗi cấp
- Linh hoạt: 21 + 2.9 mỗi cấp
- Trí tuệ: 15 + 1.8 mỗi cấp
- Máu: 530
- Năng lượng: 195
- Sát thương khởi điểm: 44-46
- Tầm đánh: 575
- Giáp: 1.94
- Tốc độ di chuyển: 285
- Tầm nhìn ngày/đêm: 1800/800
- Tốc độ tấn công khởi điểm: 0.71 phát/giây
Theo như phân loại thì Viper thuộc thể loại tướng Linh hoạt, tầm đánh trung bình. Viper có thể đóng vài trò là semi-carry, carry hoặc tanker trong game. Sau đây mình xin giới thiệu cách build semi-carry, tanker cho Viper.
III. HỆ THỐNG KĨ NĂNG
POISON ATTACK (CHỈ ĐỊNH, SÁT THƯƠNG PHÉP, AUTO-CAST)
| |
NETHERTOXIN (BỊ ĐỘNG, SÁT THƯƠNG VẬT LÍ)
| |
CORROSIVE SKIN (BỊ ĐỘNG, SÁT THƯƠNG PHÉP)
| |
VIPER STRIKE (CHỈ ĐỊNH, SÁT THƯƠNG PHÉP)
Nâng cấp bởi Scepter:
|
IV. CÁCH TĂNG KĨ NĂNG VÀ BUILD ITEMS
1. CÁCH TĂNG KỸ NĂNG
Luôn có 2 cách cơ bản để tăng kĩ năng cho Viper theo đường tanker, semi-carry:
Với cách build thứ nhất, nâng tối đa Corrosive skin (E) sẽ làm Viper khá dày cơm với các sát thương phép. đồng thời làm đối phương cực kì e dè mỗi khi tấn công vì sẽ bị giựt độc làm chậm ngược trở lại, tuy nhiên Viper sẽ khá bị động trong việc tấn công đối phương, phụ thuộc khá nhiều vào Viper strike (R) khi đi gank. Cách build này dành cho bạn nào muốn bám lane ăn lính ( đi offlane chẳng hạn) hoặc đối phương cùng lane là tướng spam phép hoặc thích cấu máu bằng các đòn đánh thường tầm xa (Sniper chẳng hạn).
Với cách build thử 2, bạn sẽ chủ động hơn trong việc tấn công đối phương nhờ nâng tối đa Poison attack (Q), và việc bạn đi gank cũng hiệu quả hơn rất nhiều, cách build này thường thấy ở một Viper đi mid, hoặc đối phương cùng lane không phải là tướng spam phép hay cấu máu từ xa, tuy nhiên cách build này khá hao mana cho một tướng có Trí tuệnghèo nàn như Viper (não bé ý mà )
2. CÁCH LÊN ĐỒ
a. Trang bị khởi đầu
Bạn có thể khởi đầu với việc mua courier hoặc ward tùy trường hợp:
Đây là cách lên đồ thường thấy ở Viper: mua courier, tương tự với mua ward, ở trên ta sẽ thay thế courier bằngward (vì cả 2 thứ đều ngang giá)
Wraith band và Tango: cách khởi đầu này đem lại chút sát thương và stats cho Viper, giúp farm dễ hơn chút.
Nếu bạn muốn siêu tiết kiệm thì mua kiểu này.
b. Early game
Cố gắng lên được những món cơ bản:
Magic stick: nếu như có tướng địch spam thì món này quá ư hợp lí luôn.
Poor man’s shield: nếu đối phương có kẻ thích harass bằng đòn tay từ xa.
Ring of Aquila: nâng cấp từ Wraith band, cho các chỉ số rất tốt cho Viper và khả năng regen mana.
Mekansm: Trang bị rất quan trọng cho Viper trong giai đoạn này.
Boots of Speed: giai đoạn này chỉ cần giày ghẻ thôi là được rồi.
c. Mid game
Có nhiều hướng lên các trang bị cho Viper trong giai đoạn này, sau đây mình xin đưa ra cách dễ tiếp cận nhất cho các bạn:
Aghanim’s Scepter: core item của Viper trong giai đoạn này luôn.
Vanguard: nếu có quá nhiều đối phương đánh chay thì lên cái này.
Blade mail: dành tặng những đứa shock sát thương, hoặc khi đã dày cơm, món này giúp bạn tank và gây hỗn loạn tốt hơn.
Heart of Tarassque: bạn có thể bỏ qua tất cả các trang bị rẻ tiền khác để lên thẳng món hàng xa xỉ này, biến bạn thành một cỗ xe tăng cực kì cứng cáp, và đối phương nhìn bạn lắc đầu ngao ngán chả muốn đánh.
d. Late game
Trang bị cho Viper vào giai đoạn này khá phong phú và thường sẽ là các trang bị tấn công:
Buttefly: tăng tốc độ đánh, Linh hoạt và khả năng né tránh các đòn tay.
Monkey king bar: đối phương có khả năng né tránh đòn tay hay lên các trang bị né tránh ư? Món này sẽ giải quyết vấn đề đó.
Sange & Yasha: cho Viper khả năng công thủ toàn diện.
Scyther of Vyse: với cái kích hoạt siêu khắm, tại sao không?
Orchid Malevolance: tha hồ mà spam các kĩ năng và khóa mỏ một mục tiêu đối phương, gây nhận thêm sát thương và không cho xài phép, quá ư là bựa luôn
f. Giày
Power treads: chỉ số khá tốt cho Viper, có thể thay đổi stats qua lại, cho Viper thêm chút tốc độ đánh nữa.
Phase boots: với khả năng di chuyển lù đù của Viper thì món này có thể bù đắp việc đó, đồng thời cộng cho Viper khá nhiều sát thương, giúp Viper cấu rỉa máu hoặc farm tốt hơn.
Guardian greaves: sẵn cái Mekansm thì nâng cấp lên cái này luôn, quá ngon cho team còn gì
Boots of Travel: late game mọi heroes đều luôn cần cái này.
e. Bộ trang bị hoàn chỉnh
-Trấn phái:
Heart of Tarassque, Scepter, Mekanms, Blademail: như giải thích ở trên
-Tình Huống:.
Orchid Malevolance, Scyther of Vyse, Sange & Yasha, Vanguard, Monkey king bar, Buttefly: tất cả đều là những trang bị tình huống dành cho Viper theo con đường tanker, semi-carry.
Cho đến những trang bị khác:
Black king bar: trong tình huống quá nhiều kĩ năng khống chế nguy hiểm.
Linken’s Sphere: nếu đối phương có các kĩ năng chỉ định tướng đáng sợ xuyên Black king bar như Doom, Rupture,…
Blink dagger: cho bạn khả năng gây bất ngờ cũng như hỗ trợ truy đuổi, tẩu thoát rất tốt.
Lí do tại sao mình lại đưa ra rất ít trang bị tấn công vào guide này? Đó là Viper là một hero khá đặc biệt khi lượng sát thương của hắn đến từ các kĩ năng rất nhiều và có thể gây ra liên tục, không như đa số các heroes khác là phải chờ thời gian hồi kha khá, miễn là Viper còn mana, hay có kẻ nào đánh Viper, hắn đều gây sát thương, vì thế chú trọng vào các trang bị phòng thủ, biến Viper dày cơm hơn chính là cách tốt nhất để phát huy sức mạnh của Viper theo lối chơi này.
IV. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VÀ HƯỚNG DẪN TRONG GAMEPLAY
1. ĐỒNG ĐỘI VÀ KẺ THÙ
a. Đồng đội
Viper đi theo con đường này hầu như chỉ phụ thuộc vào khả năng gây sát thương của đồng đội và khả năng mở combat, hoặc những heroes có khả năng buff hỗ trợ có thể ít nhiều giúp hắn ta tank hết công suất:
Sniper, Drow ranger, Shadow fiend, Terrorblade: là những carry tầm xa tiêu biểu đứng sau gây hàng tấn sát thương trong khi Viper đứng tank.
Cho đến những nuker shock sát thương tầm xa siêu khủng:
Skywrath mage, Lina, Lion, Venomancer, Zeus, Lich: là những gương mặt tiêu biểu đó.
Các support hỗ trợ hắn ta tank hết công suất:
Witch doctor: cái stun nảy bật gây hỗn loạn đội hình đối phương và cái hồi máu hào quang cực kì hữu dụng.
Treant protector: tạo lớp giáp cho bạn, cho khả năng hồi máu và người cây này cũng là một Initiator cực kì khó chịu.
Omniknight: siêu support rồi.
Dazzle: buff đủ thứ, tuy không tốt như Omniknight những cũng giúp ích khá nhiều.
Hoặc các Initiator thuần cũng có thể giúp Viper ít nhiều:
Magnus, Earthshaker, Tidehunter, Elder Titan, Warlock: là những Initiator điển hình.
b. Kẻ thù
Có kha khá kẻ thù, counter-pick của Viper:
Necrophos: cái hào quang trừ máu của nó không bị ảnh hưởng bởi Corrosive skin (E) của bạn, đồng thời khả năng cò quay trong combat của hắn cũng chả kém gì bạn đâu.
Lion, Shadow shaman: 2 cái Hex và Voodoo của 2 tên này khóa luôn cả các kĩ năng bị động.
Doom: bạn chả khác gì một con creep to xác khi gặp hắn.
Phantom assassin: với cô sát thủ này chỉ cần vài nháy là bạn bốc hơi nhanh chóng.
Sven: tương tự Phantom assassin.
Juggernaut: cái Omnislash miễn nhiễm sát thương khi đang nhảy.
Ember spirit: sleight of fist cũng cho khả năng miễn nhiễm sát thương khi đang nhảy, chưa kể hắn ta có cái giáp lửa hấp thu sát thương phép.
Silencer: gã này khó chịu cũng chả khác Doom là mấy.
Bristleback: hắn gây sát thương vật lí trong bộ kĩ năng, hoàn toàn không có sát thương phép, khả năng chịu đòn cũng như truy đuổi cực kì khó chịu.
Chaos knight, Terrorblade, Naga Siren, Phantom Lancer: toàn thể loại gây hỗn loạn, chả biết đứa nào là thật để tấn công.
Meepo: tiêu biểu của lấy số lượng đè chất lượng.
2. GAMEPLAY
a. Cách chơi Viper ở đầu trận
Công việc của bạn ở giai đoạn này đơn thuần chỉ là farm và cấu máu đứa cùng lane, bạn có thể ăn mạng từ sớm nếu thằng đó là tay ngắn hay một đứa yếu sinh lí nào đó. Nếu bạn đi mid hãy bỏ thời gian ra check runes nữa nhé. Haste, Invisibility là 2 rune giúp bạn đi gank tốt hơn trong giai đoạn này khi chưa đạt được cấp 6.
b. Cách chơi Viper ở giữa trận
Lúc này là giai đoạn mà bạn phải biết cân bằng giữa việc farm, gank và đẩy trụ, vì là 1 tanker, semi-carry nên bạn cũng cần farm ít nhiều. Luôn luôn mang theo Town Portal Scroll để có thể hỗ trợ đồng đội hoặc def trụ kịp thời.
c. Cách chơi Viper ở cuối trận
Đây là giai đoạn combat tổng diễn ra thường xuyên, thế nên nếu không có gì quan trọng bạn đừng bao giờ rời bỏ đội hình trong thời gian này. Trong combat tổng, với 12 giây hồi chiêu của Viperstrike (R) khi có Aghanim’s Scepter, bạn có thể tặng cho kẻ nào dám ngang nhiên nhảy xổ vào team bạn (cái ulti của Viper xuyên qua cảMagic immunity mà), hoặc bắn vào mặt những bé yếu sinh lí hay carry đối phương làm chùm bước của chúng (được thì bạn kill luôn). Và bạn luôn là người đứng trước đội hình trong những combat tổng để hứng chịu sát thương cho đồng đội và gây sát thương, làm chậm team đối phương cực kì khó chịu, nhất là khi đã có Heart of Tarassque và Blademail.
0 nhận xét:
Post a Comment