This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Showing posts with label Hero. Show all posts
Showing posts with label Hero. Show all posts

Friday, August 9, 2013

Cách chọn giày hợp lí cho các hero DotA

Sau sự kiện công bố DotA 6.73b, LightRedemption đã quyết định dành thời gian để nghiên cứu kĩ hơn về một số vấn đề nổi bật tại phiên bản mới nhất này. Với bài viết dưới đây về toàn bộ 6 đôi giày trong DotA tính cả đôi mới nhất Tranquil Boots, Light sẽ hướng dẫn chúng ta đôi nào nên mua theo từng trường hợp, và cách vận dụng tối đa hiệu năng của chúng. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, bài viết chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả và còn tùy theo từng trường hợp. Dù sao đí nữa, các bạn vẫn rất cần những kiến thức có trong bài viết này đấy!



Boots%20of%20Speed [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA Boots of Speed [BoS]
Giá tiền: 500 gold.
Hiệu năng:
  • +55 Tốc độ di chuyển.
Tranquil [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA Tranquill Boots [TB]
Giá tiền: 1025
Hiệu năng:
  • 80 Tốc độ di chuyển
  • 3 HP phục hồi
  • 3 Giáp
Kĩ năng: Rejuvenate (Chủ động)
  • Phục hồi 150 HP trong 10 giây, trạng thái phi chiến đấu. Chỉ có thể sử dụng cho bản thân.
  • Thời gian phục hồi: 40s
  • Mana tiêu thụ: 25
Phase%20Boots [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA Phase Boots [PB] 
Giá tiền: 1400
Hiệu năng:
  • +60 Tốc độ di chuyển
  • +24 Sát thương
Kĩ năng: Phase (Chủ động)
  • Tăng 16% tốc độ di chuyển và có khá năng đi xuyên qua đối tượng.
  • Sử dụng đồ vật hoặc kỹ năng của tướng có thể hủy bỏ Phase.
  • Duy trì trong 4s
  • Thời gian phục hồi: 8s

Power%20Treads [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA Power Treads [PT]

Giá tiền: 1450
Hiệu năng:
  • +60 tốc độ di chuyển
  • +8 thuộc tính tùy chọn
  • +25 tốc độ đánh
Switch Attribute – Chuyển đổi thuộc tính (Chủ động)
  • Chuyển đổi thuộc tính nhận được từ  Power Treads
  • Chuyển từ Strength sang Intelligence, Intelligence sang Agility, và Agility sang Strength

Arcane%20Boots [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA Arcane Boots [AB]

Giá tiền: 1500
Hiệu năng:
  • +65 tốc độ di chuyển
  • +250 vào lượng Mana sẵn có
Replenish Mana -  Bổ sung Mana (Kỹ năng chủ động)
Phục hồi 135 Mana cho bản thân và đồng đội trong phạm vi 600
  • Tiêu thụ: 25 mana
  • Không dùng được cho các phân thân từ ultimate của Meepo
  • Thời gian phục hồi: 45 giây
Boots%20of%20Travel [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA Boots of Travel [BoT]
Giá tiền: 2500
Hiệu năng:
  • +100 tốc độ di chuyển
Teleport – Dịch chuyển tức thời (Chủ động)
  • Dịch chuyển tới đồng minh, nhưng không phải là các tướng trong team.
  • Mất 3 giây để Dịch chuyển, tiêu thụ 75 Mana và mất 60 giây để phục hồi.
  • Scroll of Town Portal cũng bị cooldown sau khi sử dụng BoT.

Boots%20of%20Speed [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotABoots of Speed

Boots of Speed là đôi giày cơ bản nếu như bạn muốn nâng cấp lên bất kì dạng giầy nào khác trong DotA.  Với 55 tốc độ di chuyển, BoS có thể được trang bị cho hầu hết tất cả hero bởi thông thường, player phải mua được BoS một cách sớm nhất có thể để phục vụ cho một số nhiệm vụ như đảo lane/roam/chạy. Thậm chí, một vài dạng hero cũng chỉ cần từng đó tốc độ để sống sót – tức là họ không cần nâng cấp đôi giày này lên nữa.
Hiện nay, với sự xuất hiện của Tranquil Boots, người chơi sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc sử dụng giữa đôi giầy này và BoS. Nếu bạn chỉ cần từng đấy tốc độ di chuyển, tôi khuyên bạn nên lên TB một cách nhanh nhất có thể, còn vì sao thì các bạn có thể so sánh một chút hiệu năng giữa hai đôi tại trang một!
Những hero sử dụng Boots of Speed mà không nhất thiết phải NÂNG CẤP lên các đôi giày khác
  • earthshaker [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotAholy knight [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotAlich [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA
Supporters có thể hỗ trợ mà không cần đến MS, nhưng sau này phải có những Items tốt hơn thay vì việc nâng cấp giày. Bởi thay vì việc nâng cấp, họ có thể dùng số tiền đó để mua những item có ích hơn cho đội (Observer%20Wards [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA ward, Smoke%20of%20Deceit [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA smoke,..) hoặc những item chắc khỏe hơn (Bracer [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA Bracer, Kelens%20Dagger [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA Blink , Mekans,..). Không nên quá lãng phí 500 đồng cho dù là Tranquil Boots nếu như tầm nhìn của đội đang vô cùng thiếu.
  • spectre [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotAphantom lancer [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotAalchemist [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA
BoS phù hợp với những hero cần rush những core-item có giá trị cao. Một ví dụ đơn giản: bạn đang điều khiển hero Spectre và cần lên nhanh Radiance [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA Radiance, vì vậy với số tiền 1500 để lên Power Treads hay Phase Boots, hãy dùng 500 để mua BoS rồi cắm đầu farm. Lượng tiền nâng cấp giày chỉ “tổ” hành hạ bạn thêm 5, 10 phút nữa mới có được món đồ đó trong khi chỉ cần sử dụng BoS thôi là “thừa” cho bạn di chuyển để rồi có Radiance sớm combat cùng đồng đội.
6411 BoS [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA
Đối với Spectre trong một số trường hợp chỉ cần giày là đủ!

Tranquil [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA Tranquill Boots

Tranquil Boots – món quà Giáng sinh của IceFrog – được ra mắt trong hình dạng của một chiếc tất. TB có khá nhiều công dụng và được game thủ đón nhận một cách khá “nhiệt liệt” khi mới được đưa vào sử dụng.
Vì sao ư? Đơn giả là TB rẻ! 1025 vàng cho 80 tốc độ di chuyển (hơn 25 đối với BoS), cung cấp khả năng hồi máu bị động lẫn chủ động. Hơn nữa, với giá 525 tiền để mua, tất nhiên bạn cũng có thể dễ dàng chuyển sang các đôi giày khác tùy theo hoàn cảnh của game về sau.
Các heroes nên dùng Tranquil Boots
Mọi hero mà bạn cảm thấy.. không còn một chiếc giày nào khác để mua hoặc bạn không thể nghĩ ra hero này nên build giày gì cho chiếc BoS (thường là suppoter cần roam nhiều).
Một vài ví dụ như warlock [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotAcrystal maiden [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA
Tranquil Boots rất dễ bị “lỗi thời”, vậy nếu bạn có ý định sử dụng tạm thời để support hoặc trụ lane thì có lẽ là hợp hơn, còn không thì không hợp một chút nào. Tuy nhiên, nếu thực sự bạn muốn dùng chúng, bạn có thể sử dụng chúng với những hero có range tốt và giống như tác giả đã nói, di chuyển nhiều (phục hồi 150 máu trong 10s ở trạng thái phi chiến đấu).
Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng Tranquil Boots cho hầu hết MỌI hero DotA trong từng giai đoạn cụ thể (như Early, Middle, Late Game). Cho dù bạn muốn bán nó sau này hay không là tùy thuộc vào bạn, nhưng khi bạn cảm thấy cần tự động hồi phục máu, Tranquil Boots luôn luôn có mặt!

Phase%20Boots [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA Phase Boots

Phase Boots là đôi giày “bị” thay đổi nhiều nhất kể từ khi nó được ra mắt game thủ. Tuy nhiên với mớ công thức bao gồm 2 Claws of Attack và một BoS, PB cuối cùng đã tìm được chỗ đứng trong mắt cộng đồng DotA khi cho một lượng damage đủ để last-hit, tốc độ để truy đuổi/chạy. Bên cạnh đó, khi kích hoạt kĩ năng chủ động của PB, hero sẽ có thể di chuyển xuyên các unit khác. Nhưng hãy nhớ rằng, kích hoạt PB đồng nghĩa với việc một số kĩ năng của hero sẽ bị loại bỏ.
Loại bỏ ở đây ví dụ như: bạn không thể Critical hay Bash khi đang trong trạng thái Phase (cũng như khi bạn dùng Firefly của Batrider hay Spectral Dagger của Spectre vậy, không thể di chuyển xuyên địa hình!).
Các heroes nên dùng Phase Boots là
  • windrunner [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotAinvoker [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotAspectre [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA
Những heroes có tận dụng tối đa tốc độ di chuyển và tăng lượng damage cho việc truy đuổi mục tiêu.
Phase là sự lựa chọn tốt nhất cho những lúc bạn cần sát thương và khả năng truy đuổi, cung cấp cho bạn lợi thế chủ động để tìm được vị trí tốt. Bắt hero với Phase thật dễ và điều này cũng có nghĩa, bạn sẽ không phải lo lắng đến khoảng cách giữa bạn và đối phương nữa.

Power%20Treads [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotAPower Treads

Power Treads là một trong nhữg chiếc giầy “sơ khai” nhất được nâng cấp đầu tiên. Nó đã xuất hiện từ bản 6.60 và giờ đây, Power Treads đang cố gắng đấu tranh để tìm được chỗ đứng thích hợp.
Từ lâu lắm rồi, Dps (Damage per Second/Sát thương theo giây) đã không còn được cho vào chiếc giày nữa, nó đã giảm rất nhiều rồi thay vào đó là tăng IAS (IAS là Attack Speed được cộng thêm nhờ tăng điểm Agility). Thế nhưng, việc thêm vào tính năng thay đổi 8 điểm stat Strength/Agi/Intel tùy trường hợp sẽ khiến Power Treads trở nên linh hoạt hơn. Nhờ vào đó, bạn sẽ tận dụng được một chút mana/máu xuyên suốt trong quá trình thi đấu.
Các heroes nên dùng Power Treads
  • obsidian destroyer [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotAdragon knight [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotAslithereen guard [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA
Là những hero cần một chút máu cũng như attack speed để bù đắp cho sự thiếu hụt về tốc độ tấn công vào đầu game. Ngoài lí do này, bởi 8 stat không ảnh hưởng quá nhiều, thế nên chỉ một số hero mới thực sự cần vào đôi giày này (vd như Traxex, Medusa,..).
Về vấn đề sử dụng stat có từ Power Treads, các bạn có thể xem một số ví dụ dưới đây:
The Stat Manipulation – Cách vận dụng Stat
Tôi (tác giả muốn nhắc tới Kaedy) sẽ giải thích cho các bạn một vài điều cơ bản mà bạn có thể thao tác với chiếc Power Treads. Power Treads (Int) sẽ cho bạn 8 điểm chỉ số của Intelligence, tương đương với 13 x 8 = 104 mana. Việc chuyển đổi chức năng của PT sẽ thỉnh thoảng luôn luôn có lợi cho bạn. Đây là một vài hình ảnh để giải thích:
6441 7 [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA
Cùng nhìn vào Nevermore nhé. Level 7 với 494 mana. Tôi được cộng int từ PT. Được rồi, có 2 khả năng tôi dùng chiếc Bottle sau khi tôi spam liên tiếp 3 phát razers và Requiem số soul tôi có (Ultimate).
Chú ý:
  • Shadowraze tốn 75 mana cho mỗi lần cast.
  • Requiem of Souls tốn 150 mana.
Lựa chọn A
6441 6 [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA
1. Tôi spam Z X C và sử dụng luôn ulti ngay sau đó.
Mana của tôi tụt xuống còn 124/494.
6441 5 [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA
2. Tôi sử dụng chiếc Bottle để phục hồi mana. Tôi click đều chiếc Bottle 3 lần sau 3 giây cooldown để tận dụng hết mức regen mà chiếc Bottle cung cấp. Nhìn xem bây giờ mana của tôi là bao nhiêu? 356/494.
Vậy tổng lượng mana mà tôi được bổ sung là 356 – 124= 232 mana.
Lựa chọn B
6441 3 [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA
1. Spam hết razes và ulti ngay sau đó. Mana tôi còn 124/494.
6441 2 [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA
2. Được rồi lần này tôi thay đổi thói quen một chút. Tôi đổi PT thành Strength trước khi sử dụng hết 3 lượt của chiếc Bottle. Nhìn xem lượng mana của tôi (trạng thái str của chiếc PT) là 102/390.
6441 1 [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA
Và bây giờ bạn có thể thấy lượng mana của tôi được phục hồi đến 327/390. Tổng số mana được hồi là 327 – 102 = 225 mana. Không quá khác biệt với trường hợp A trên.
6441 0 [Hướng dẫn] cách chọn giày cho các hero trong DotA
3. Tôi đổi PT trở về với int và nhìn xem lượng mana của tôi được lên tới 418/494. So sánh kết quả giữa hai Lựa chọn A và B. Tôi đã sử dụng chiếc PT và nhận được lượng mana nhiều hơn!
Tổng lượng mana tôi nhận được ở lựa chọn B hơn A là 418 – 356 = 62 mana, các thấy sự khác biệt rồi chứ?
Cùng tính toán một chút nào:
Với thuộc tính int của PT sẽ giúp bạn có được 13 x 8 = 104 mana.
Để tính về phần trăm của giá trị, int của PT cho bạn:
[(Max mana + 104)/Max mana] X 100 = X%
Trong trường hợp này, max mana (trước khi bật PT) = 390.
Vì vậy, [(390 + 104)/390] X 100] = 126.67%
* Điều đó có nghĩa là, bạn nhận được thêm 26.67% từ việc hồi phục với chiếc Bottle với lợi ích là chuyển đổi thuộc tính được cung cấp bởi PT.
Không tin sao? Hãy thử cùng tôi làm một phép tính khác:
Lượng mana được bổ sung ở A = 232
Lượng mana được bổ sung ở B = 225
Mana nhận được sau khi đổi PT sang int ở B = 62.
Nghĩa là, [(225 + 62)/232] X 100 = 123.71%
* Nghĩa là, bạn nhận được thêm 23.71% mana trong lúc bạn phục hồi bởi vì bạn sử dụng chiếc PT một cách khôn ngoan. Hãy so sánh 126.67% với 123.71%. Chúng có thể sai sót nhưng không chênh lệch nhiều bởi vì:
  1. Do phép tính toán của tôi *cười*
  2. Lượng Mana hồi phục mỗi giây (điểm được thiết lập sẵn/từ stats)
Điều này cũng có thể áp dụng được vào HP của bạn, khi bạn sử dụng Salves hoặc Tangoes hay chiếc Bottle để phục hồi lượng máu. Chuyển PT sang các thuộc tính khác và hồi máu. Sau khi hồi máu xong, bạn chuyển lại về Strength và bạn có thể thấy được sự khác biệt.
Trường hợp khác là khi bạn bị gank, lúc bạn chạy trốn thì hãy luôn nhớ rằng để PT của bạn sang trạng thái Strength thì bạn sẽ có nhiều HP hơn và có thể sống sót.

Thursday, July 25, 2013

Những cặp đôi hero được hay dùng gần đây


Nếu bạn là người thường xuyên theo dõi những trận đấu DotA của Trung Quốc hoặc Philippines, sẽ dễ dàng để nhận ra sự có mặt thường xuyên của những bộ đôi hero có khả năng kết hợp với nhau tốt giúp đem lại lợi thế cho team ở những thời điểm nhất định trong trận đấu. Chúng ta cùng điểm qua một số cặp đôi tiêu biểu nhé
ES – AA
artwork aa-es
Không cần bàn cãi nhiều về cặp đôi này bởi chúng vẫn luôn được ưa chuộng bởi sự bá đạo từ trước tới nay bất kể trong tay đội nào. Fissure vừa có khả năng stun vừa có thể chặn đường giúp cho Cold Feet của AA có thời gian để đóng băng đối thủ. Thêm vào đó khả năng cố định đối phương của 2 hero này giúp cho đồng đội có thể thoải mái “đánh đập” đối phương.


Bên cạnh đó ultimate của 2 hero này cũng vô cùng đáng sợ. Nếu như Echo Slam có thể rút máu kẻ địch một cách nhanh chóng thì Ice Blast lại có khả năng rút máu kẻ địch và tiêu diệt ngay tức khắc những kẻ địch dưới 12% máu. Một kẻ địch nếu trúng cả 2 ultimate này thì khả năng “nằm xuống” của chúng là rất cao. Đó là lí do tại sao đây được xem nhưng một trong những cặp đôi support được ưa chuộng nhất.
pacific-bb-izone-gest-6-3-fb
1 combo của 2 hero này hoàn toàn có thể hạ gục ngay một đối thủ.
Invoker – Windrunner
wind-invo
Một cặp đôi nuker khác được pick khá nhiều trong thời gian gần đây và tỏ ra rất hiệu quả trong tay những chàng trai Phillippines. Ưu điểm đầu tiên của bộ đôi này là skill mạnh và được tung ra từ xa do đó khi cần push hay def, những hero này sẽ “kéo” được một lượng máu nhất định của kẻ địch.
Ưu điểm thứ hai không thể bỏ qua chính là khả năng phối hợp tốt của bộ đôi này trong combat. Shackle Shot của Windrunner có thể trói tới 2 mục tiêu trong 3.75s và chỉ chừng đó thôi là quá đủ để combo Chaos Meteor – Deafening Blast của Invoker có được sức công phá lớn nhất. Ngoài ra những hero này đều có khả năng solo tốt ở thời điểm đầu game và sức mạnh duy trì cho tới tận late game. Đó luôn là những yếu tố khiến chúng được yêu thích.
wind-invoker
Shackle Shot cố định để đối thủ trúng trọn combo Chaos Meteor – Deafening Blast.
Tiny – Slardar
slar-tiny
Thêm một cặp đôi nữa mang thương hiệu của những chàng trai Philippines. Mới nghe qua có vẻ như bộ đôi này không có gì ăn nhập ngoài việc nhiều stun. Thế nhưng nếu các bạn đã xem trận đấu giữa Mineski và Orange trong khuôn khổ giải GEST thì sẽ không khó để nhận ra sự bá đạo của chúng. Đó là trận đấu mà AM trong tay Mushi đã farm như lên đồng khi gần đủ item ở phút 30 nhưng vẫn không thể thoát nổi 1 combo của 2 kẻ địch đáng sợ này.
Toss – Avalanche là combo gây burst damage phép thuật lớn nhưng khi phải đối mặt với Hood/Pipe hoặc những skill kháng phép như Spell Shield của AM thì chúng không thể phát huy được hết sức mạnh. Thế nhưng các bạn đừng quên Tiny còn có một skill rất mạnh khác là ultimate Growth. Với lượng damage lên đến xấp xỉ 250 (chưa tính được cộng thêm từ nguồn khác), cùng với ultimate có khả năng trừ giáp của Slardar, mỗi một cú đánh của bộ đôi này còn đau hơn cả một skill nuker. Đây là một cặp khá thú vị khi combo của chúng gây ra một lượng burst damage lớn cả vật lý lẫn phép thuật.
tiny-slar
Ai sẽ chịu được combo này?
Tidehunter – Naga
tide-naga
Không chỉ người Philippines mà người Trung Quốc cũng tỏ ra rất “kết” bộ đôi thủy quái này. Một hero là tanker rất khỏe trong combat và một hero là carrier rất mạnh về late game. Sự có mặt của chúng luôn đảm bảo cho team sức mạnh ở đầu game lẫn cuối game. Thế nhưng nếu chỉ có vậy thì sẽ chẳng có gì đáng nói nếu IceFrog không ra tay sửa lại ultimate của Naga.
Nếu như trước kia ultimate của cô thường được biết đến với khả năng “ru ngủ phá nhà” khá khó chịu đến nỗi IceFrog phải làm lại hoàn toàn kĩ năng này khiến nó tác động lên cả công trình. Thế nhưng “ếch băng” cũng rất khéo léo khi gài sẵn cho Naga một nút “công tắc” có thể tắt/bật được bài hát của mình và đó chính là điều mà Tidehunter cần.
naga-tide
Song of the Siren giúp Ravage trúng được nhiều đối phương.
Ravage là một kĩ năng mạnh nhưng lại đòi hỏi phải có một vị trí tốt trong combat mà Tide cần kha khá những item có khả năng tank tốt như Hood hoặc Janggo (thậm chí là cả Vanguard) và điều đó khiến Tide khó có thể có Blink sớm – item giúp cho Tide có thể chiếm vị trí tốt trong combat.
Chỉ cần Naga ru ngủ và Tide hoàn toàn có thể đi bộ tới. Lúc Naga tắt điệu nhạc của mình thì cũng là lúc Tide có thể “dậm” ulti và trong khoảng thời gian đó đồng đội hoàn toàn có thể focus chết key-hero của đối phương. Đây là cặp đôi xuất hiện với tần suất nhiều nhất trong thời gian gần đây.
DK – Chaos
ck-dk copy
Một cặp đôi carry hiếm hoi nhưng khá thường được pick cùng nhau. Bộ đôi này có thể một trong những “cặp đôi hoàn hảo” nhất trong chiến thuật dual-core. Lí do đầu tiên mà ai cũng biết đó là việc chúng đều rất mạnh về late game. Nếu như DK là một hero có khả năng gây sát thương rộng và slow đối phương bằng Frost Breath thì CK với Reality Rift và ultimate Phantasm và Critical Strike sẽ “đánh đập” đối phương đến chết. Không chỉ hero đối phương bị hành hạ mà ngay cả những công trình của chúng cũng sẽ đổ sập trong chớp mắt – một yếu tố rất quan trọng trong thời kì DotA-đập-nhà hiện nay.
Lí do thứ hai mà chúng được ưa chuộng là khả năng tank tốt trong combat. Với việc những Strength-carry được ưa chuộng thì rõ ràng đây là 2 cái tên tiêu biểu nhất. DK sở hữu lượng giáp lớn nhất DotA còn CK có bóng để gây rối loạn cho kẻ địch. Điều đó giúp những hero này duy trì khả năng sống sót để gây damage trong combat tốt hơn những carrier khác.
dk-ck
Bộ đôi kị sĩ “hành hạ” kẻ địch đến chết.
Và cuối cùng, một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là cả 2 cùng sở hữu những kĩ năng disable tuyệt vời. Nếu như Chaos Bolt có thể gây ra tối đa 275 damage và stun đối phương 4s thì Dragon Tail của DK cùng không kém cạnh với khả năng stun đối thủ trong 3.25s. Tổng cộng một hero nếu bị dính cả 2 skill này thì hắn sẽ bị “chết cứng” trong 7.25s – một quãng thời gian đủ lâu để giết bất cứ ai kể cả những tanker khỏe nhất.
Trên đây chỉ là 5 cái tên mà người viết cho là tiêu biểu nhất trong số rất nhiều những cặp đôi hero có thể kết hợp được với nhau và được ưa thích trong thời gian gần đây. Hi vọng rằng thời gian sắp tới chúng ta sẽ được chứng kiến thêm nhiều hơn nữa những bộ đôi, bộ ba hero bá đạo khác! 
                                                                                                                                                                                 Sưu tầm

Top những Hero người mới chơi hay chọn nhất


Chúng đều là những Hero thỏa mãn được một số điều mà newbie thường mong muốn khi mới đặt chân vào thế giới DotA.
Chắn chắn khi bạn mới bước đầu làm quen với map DotA thì mong muốn đầu tiên sẽ là tìm được một Hero phù hợp với bản thân đề từ đó học hỏi, phát triển những kĩ năng cần thiết. Với tâm lý của người mới chơi thì Hero được chọn thường là Hero thật khỏe, farm không quá khó và có khả năng ks mạng tốt.
Chính vì điều này, các Hero có khả năng farm rừng, clear creep, late tốt, khó chết đều trở thành những cái tên “hot” được những người mới chơi pick nhiều nhất. Thế nhưng không phải lúc nào đó cũng là sự lựa chọn đúng đắn bởi trong DotA thì yếu tố quan trọng lại là tương quan lực lượng giữa các Hero thuộc 2 team. Dưới đây là những Hero được newbie pick nhiều nhất.
1. Razor (Lightning Revenant)
Đúng với tên gọi “Lightning Revenant”, Razor luôn tiêu diệt con mồi với tốc độ và sự chính xác đến đáng sợ. Sở hữu tốc độ chạy khá nhanh kèm theo đó là bản năng săn mồi trời sinh, Razor luôn mang đến sự sợ hãi cho bất cứ ai đối đầu với hắn.
Razor là một sự lựa chọn không tồi cho newbie.

Ưu điểm của Razor chính là sự cơ động của bản thân, Hero này có thể đảo lane liên tục để phối hợp với team tạo ra những màn Gank đầy bất ngờ. Cách sử dụng skill của Razor không quá phức tạp đồng thời lại mang lại những hiệu quả khá cao, nếu cần thiết Razor có thể thực hiện công việc của một Tanker trong team. Vì vậy Hero này rất phù hợp với newbie để có thể làm quen với các trận chiến trong DotA.
Tuy nhiên trong những trận chiến của các cao thủ thực sự thì Razor là cái tên hầu như không được nhắc tới, bởi lẽ tính phối hợp và hiệu quả mà Razor mang lại trong Combat là không cao. Không có skill Disable đồng thời sức mạnh của Razor phụ thuộc khá nhiều vào item nên đòi hỏi phải Farm cực tốt.
2. Centaur Warchief
Được biết đến như một trong những tanker hàng đầu của DotA, Centaur Warchieft với lượng máu khổng lồ cộng thêm khả năng phản damage, luôn là một cỗ xe tăng thực sự trong combat.
Centaur gần như là một mẫu Hero điển hình dành cho newbie.
Vai trò tanker của Centaur Warchief thể hiện rõ ngay từ bảng stats của Hero này. Lượng strength căn bản là khá lớn (23 + 2.6), trong khi 2 chỉ số còn lại lại rất thấp. Tuy có lượng mana ít nhưng do Centaur Warchief với việc sở hữu 2 skill passive, 1 không dùng đến mana và kỹ năng còn lại có manacost vô cùng thấp nên hiếm khi Hero này bị rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn lực.
Ngoại trừ việc là tướng đánh gần thì Centaur gần như là một mẫu Hero điển hình dành cho newbie, và đương nhiên do đó nó luôn được sử dụng như một bước đệm để làm quen với thế giới đầy rẫy sự nguy hiểm này.
3. Dragon Knight
Không sở hữu lượng damage to lớn đồng nghĩa với việc DK, không có khả năng kết liễu cực nhanh đối phương như Traxex hay Phantom Assassin nhưng DK lại có sức mạnh to lớn trong combat với khả năng đánh lan và slow rất mạnh.
Giáp to, máu khỏe, farm tốt, late tốt dường như mọi yếu tố cần thiết đều quy tụ tại DK.
Là một tướng Strength nhưng ban đầu DK đã có một lượng armor khá lớn, hơn nữa DK lại có thêm cả skill Dragon Blood giúp tăng armor và HP regen nên việc trụ lane để farm của DK không quá khó khăn như các late hero khác. Bên cạnh đó, DK sở hữu 1 bộ skill khá khỏe và khá đồng đều nên có thể tham gia combat với đồng đội bất cứ lúc nào, kể cả early game và mid game.
Về late game, khi đã có được đủ item, DK sẽ trở nên cực kì lợi hại khi “hóarồng”. Lúc đó, DK có khả năng đánh lan và slow các unit bị đánh trúng. Nhìn chung DK là một trong số ít các late Hero phù hợp với người mới chơi (khó chết, farm nhanh ở early game và mạnh mẽ ở late game), không khó hiểu khi Hero này được nhiều newbie lựa chọn.
4. N’aix
Là một Hero hiếm khi xuất hiện trong các Draft Game vì khá nhiều lý do, tuy nhiên Naix vẫn “nổi tiếng” nhờ khả năng tiêu diệt nhanh chóng hầu hết các Tanker đối phương và là nỗi khiếp sợ khi nó trong tay những “cỗ máy farm”.
Naix có thể farm rừng từ khá sớm.
Điểm lợi thế của Hero này được nhiều newbie yêu thích chính là có thể farm rừng từ khá sớm (với sự thiếu kinh nghiệm thực chiến thì việc ra lane farm là rất nguy hiểm). Hơn thế nữa một khi đã lên được vài item cần thiết thì N’aix hầu như không ngại bất kỳ đối thủ nào khi đánh solo, đặc biệt là các Hero máu trâu. Thậm chí khi sắp chết thì Naix còn có thể “chui” vào creep để ấn nấp.
5. Tiny (Stone Giant)
Đây là một Hero được newbie khá yêu thích đồng thời hay pick với lý do… KS cực tốt mặc dù sức mạnh của Tiny không chỉ dừng lại ở đó. Để đánh Tiny tốt đòi hỏi một trình độ cực cao, kỹ năng thuần thục và đặc biệt là biết đọc tình huống.
Tiny có khả năng clear creep cực nhanh.
Thế nhưng với việc có thể tiêu diệt một turn creep chỉ với 2 skill (thậm chí một số Hero máu yếu cũng không chịu nổi combo này) nó đã đánh đúng vào tâm lý của người mới chơi (farm nhanh, dễ) hơn thế nữa đây còn là một Hero thuộc tính Streng thế nên lượng máu sở hữu khá cao, khó chết.
Giờ đây trong các trận đấu public không ít lần xuất hiện tình huống Tiny full farm (lên Arcane boots rồi chuyên tâm vào farm) đồng thời rình rình skill ks mạng. Nó thực sự không phải là con đường đúng đắn để chơi Tiny nhưng với newbie thì nó cũng được cho là một cách để làm quen với map DotA.
6. Kel’thuzad (Lich)
Một trong những tướng lĩnh nổi tiếng nhất của The Scourge , người góp công lớn để khôi phục quyền lực cho Lich King và giờ đây tham gia trong cuộc chiến vì các Ancients. Kel’Thuzad sở hữu cho mình cái rét buốt của Northernd. Tài năng của Kel’Thuzad còn ở chỗ biến được cái lạnh thành một loại tinh thể hữu hình để tấn công nhiều đối phương một lúc. Kel’Thuzad là một trong những đối thủ khá khó xơi của The Scourge.
Rất khó để có thể đánh bại Lich.
Trong thực chiến Lich luôn nổi tiếng với khả năng tạo sát thương phép thuật AoE cực tốt, không quá phụ thuộc vào đồ đạc, ngoài ra lượng máu cũng như mana cũng khá ổn. Hơn thế nữa ở những phiên bản map gần đây Lich còn được tăng sức mạnh rất nhiều (giảm cooldown của skill Dark Ritual xuống còn 21 giây ở level 4), thế nên không quá khó hiểu khi nó trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi mới bước chân vào thế giới DotA.
7. Warlock (Demnok Lannik)
Từng là tộc trưởng của tộc Blacksun, Lannik tham gia vào đội quân Burning Legion của Manoroth. Sau đó Lannik đã gia nhập vào đội quân của Lich King để được phục tùng Nerzhul. Với sức mạnh khủng khiếp thừa hưởng từ Burning Legion, phép thuật của Lannik là những thứ có thể hủy diệt đến tận gốc kẻ thù.
Đây là một mẫu Hero có thể trụ lane cực tốt, một sai lầm mà nhiều người mới chơi hay mắc phải đó chính là nhiều lần bỏ về nhà khi chưa cần thiết, điều này là sẽ tạo ra một sự chênh lệch đáng kể giữa bản thân và đối thủ đi cùng lane (level, gold…), thế nhưng với skill hồi máu Shadow Word của Warlock thì không chỉ bản thân mà ngay cả đồng đội của bạn cũng sẽ được “thơm lây”.
Warlock tương đối hữu dụng ở thời điểm early game.
Ngoài ra range cũng như damage khởi điểm của Warlock là khá tốt và đây cũng được xem là một lợi thế trong công việc last hit hoặc khó hơn chút là deny và harass đối phương. Nhìn chung vào thời điểm early game thì đây là sự lựa chọn không tồi cho những người chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến bởi việc đảm bảo lượng máu duy trì ổn định sẽ khiến cho đối phương dù muốn cũng phải rất cẩn thận khi tấn công.
8. Lycanthrope
Lycanthropy trong truyền thuyết là người có khả năng biến thành sói trong đêm trăng rằm. Thuật ngữ này bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp, Lycanon vua xứ Arcadia – người bị thần Zeus trừng phạt, biến ông thành một con sói. Lí do: ông từ chối dâng con trai mình làm lễ tế cho các vị thần.
Lycan có thể coi là một cỗ máy chiến đấu thực thụ.
Lý do mà Lycanthrope được lựa chọn nhiều chính là ở khả năng farm cực tốt với 2 linh hồn sói triệu tập, ngoài ra khi ở trong trạng thái hóa sói thì Hero này là một cỗ máy chiến đấu thực sự, khó có kẻ địch nào có thể chạy thoát hay đuổi kịp Lycanthrope (khi hóa sói không bị dính slow nhưng có thể bị stun, lốc…).
Nếu như bạn sợ việc phải ra lane chiến đấu với những Hero đối phương thì cách đơn giản là hãy đợi đến level 3 (hoặc 5 nếu lane không quá khắc nhiệt), khi đó 2 đệ sói của bạn đã có khả năng sát thương tương đối lớn thế nên creep rừng đã không còn là vấn đề khó khăn nữa. Trong nhiều trận đấu Lycanthrope còn farm rừng trong phần lớn thời gian và chỉ xuất hiện combat khi đã đủ đồ đạc cần thiết.
9. Ogre Magi
Giống như bao Hero thuộc tính intelligent khác, Ogre Magi đảm nhận công việc chủ yếu là support và phối hợp gank cùng đồng đội. Thế nhưng có vẻ như để bù đắp lại việc là tướng đánh gần thì Ogre Magi lại sở hữu cho mình một lượng HP tương đối lớn. Đây cũng là một trong những lý do khiến newbie thường hay chọn Ogre Magi.
Cách đánh Ogre Magi không quá khó khăn.
Mặc dù vậy, điểm nổi bật của Hero này chính là việc nó không quá khó để điều khiển, sử dụng skill khi gank cũng như tham gia combat, thậm chí nếu may mắn thì Ogre Magi có thể khiến đối phương “shock mà chết” với hàng loạt skill được Multi Cast. Ngoài ra cũng giống như Lich, Ogre Magi không quá phụ thuộc vào đồ, có chăng thì chỉ cần một số item regen hoặc tăng mana cơ bản mà thôi.
10. Death prophet (Krobelus)
Một trong những Hero khá quen thuộc với hầu hết các game thủ DotA bởi đơn giản nó phù hợp với mọi trình độ, newbie có cách chơi riêng của newbie, semi pro có cách chơi riêng của semi pro và tương tự như vậy đối với các game thủ chuyên nghiệp. Dù cho bạn là một người mới chơi thì chắc chắc vào thời điểm early game hầu hết các Hero đối thủ cũng phần nào phải e dè trước skill Carrion Swarm cũng như Exorcism.
Carrion Swarm có thể gây ra một lượng damage AoE tương đối tốt.
Ngoài ra nếu cảm thấy khó khăn trong công việc last hit thì người chơi cũng hoàn toàn có thể spam Carrion Swarm bởi nó không tiêu tốn quá nhiều mana của Death prophet, cũng chính vì vậy mà Hero này sớm có thể lên được một số món item cơ bản cần thiết và khi đó chắc chắn sẽ ít ai chọn Hero này làm đối tượng để gank.