Friday, March 27, 2015
[Guide LMHT] Volibear - Tiếng Gầm Sấm Sét
Tuy không xuất hiện nhiều trong đấu trường Liên Minh Huyền Thoạichuyên nghiệp, thế nhưng Volibear vẫn là sự lựa chọn không đến nỗi nào cho vị trí đường rừng.
Điểm mạnh:
- Sát thương lớn.
- Khả năng đảo gank tốt.
- Đứa Con Của Bão (Nội Tại) giúp Volibear rất khó bị tiêu diệt.
- Có thể dọn lính rừng nhanh, phản gank tốt.
Điểm yếu:
- Cần phải tăng bảng cũng như ngọc bổ trợ cực chuẩn mới đi rừng được.
- Gặp khó khi đối đầu với các kỹ năng khống chế, làm chậm.
- Cực sợ khi gặp đối phương cầm Thiêu Đốt.
- Có thể bị sốc sát thương chết trước khi kích hoạt Nội Tại.
Ngọc Bổ Trợ
- Ngọc Đỏ: +1.7% tốc độ đánh (9 viên).
- Ngọc Vàng: +1.33 máu theo cấp (9 viên).
- Ngọc Xanh: -0.83% thời gian hồi chiêu (9 viên).
- Ngọc Tím: +4.5% tốc độ đánh (3 viên).
Nhận xét: Volibear đi rừng phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ đánh của bản thân, do đó việc bổ sung thêm chỉ số này từ Ngọc Đỏ và Ngọc Tím là vô cùng cần thiết. Máu theo cấp hiện tại đang là ngọc vàng được nhiều game thủ lựa chọn. Ngọc Xanh bạn có thể cân nhắc thay bằng kháng phép nếu đối phương quá nhiều tướng AP.
Bảng Bổ Trợ
Volibear là một tướng đỡ đòn đi rừng, vậy nên bảng bổ trợ hợp lý nhất sẽ là 9-21-0. Nó sẽ giúp tăng khả năng cứng cáp, tốc độ hồi máu mà vẫn có thể đảm lượng sát thương gây ra khi Volibear đi gank.
Phép Bổ Trợ
Cũng giống như tất cả các vị tướng đi rừng thông thường khác, Tốc Biến và Trừng Phạt là sự lựa chọn tối ưu cho Volibear.
Cách tăng kỹ năng
Nổi Điên (W) chính là kỹ năng gây sát thương chính của Volibear nên cần ưu tiên tăng tối đa đầu tiên. Sấm Gầm (E) giúp làm chậm kẻ địch, làm hoảng sợ lính và quái giúp quãng thời gian đi rừng của bạn thoải mái hơn nhiều, ưu tiên tăng tối đa tiếp theo.
Truy Kích (Q) chỉ phát huy tác dụng khi gank cũng như phản gank, lúc đầu không nên tăng nhiều điểm vào kỹ năng này.
Cách lên đồ
Khởi đầu
Giữa game
Đầy đủ bộ trang bị (lên theo thứ tự)
Hướng di chuyển thời điểm đầu
Bùa Xanh - Sói - Bùa Đỏi - Gank đường trên.
[Guide LMHT] Đại Tướng Darius
Darius vẫn rất mạnh ở vị trí đường trên Liên Minh Huyền Thoại.
Nếu phải chọn ra một vị tướng có khả năng đánh nhau tay đôi mạnh ở khu vực đường trên Liên Minh Huyền Thoại, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua Darius - Vị Đại Tướng Noxus hùng mạnh. Tuy nhiên, chính sự chậm chạp và không có kỹ năng chạy trốn đã khiến Darius ít xuất hiện trong đấu trường chuyên nghiệp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách chơi vị tướng này nhé!
Điểm mạnh
- Đi đường cực mạnh
- Chiêu cuối có khả năng sử dụng liên tục
- Đối phương rất khó để chọn cách lên đồ khi đi cùng Darius
- Có thể gây sát thương mạnh ngay cả khi lên thuần chống chịu
Điểm yếu
- Dễ bị gank vì thường đẩy đường cao và không có kỹ năng dạng lướt
- Độ cơ động trong giao tranh không cao, phụ thuộc quá nhiều vào Tốc Biến
Ngọc Bổ Trợ
- Ngọc đỏ: +1.28 xuyên giáp (9 viên)
- Ngọc vàng: +1 giáp (4 viên); +8 máu (5 viên)
- Ngọc xanh: +1.34 kháng phép (9 viên)
- Ngọc tím: +2.25 sát thương vật lý (3 viên)
Nhận xét: Darius là một vị tướng có khả năng gây ra rất nhiều sát thương vật lý, nên mặc dù đã có khả năng xuyên giáp nhưng chúng ta cũng cần phải bổ sung thêm chỉ số này bằng ngọc đỏ.
Nhiều người nói rằng giờ ngọc vàng nên để toàn bộ là cộng máu, nhưng với Darius thì chúng ta vẫn nên để 4 viên ngọc vàng giáp. Nguyên nhân là bởi khi cấu rỉa máu đối phương, bạn sẽ bị lính tấn công và khi đó lượng giáp sẽ là tương đối quan trọng. Darius cũng cần có một lượng sát thương để cấu rỉa máu cũng như ăn lính tốt hơn, đó là lý do ngọc tím sẽ là tăng sát thương vật lý.
Bảng Bổ Trợ
Là tướng đỡ đòn đường trên, có khả năng gây sát thương mạnh ngay cả khi lên thuần đỡ đòn, bảng bổ trợ hợp lý nhất với Darius sẽ là 9-21-0. Tùy thuộc xem tướng mà bạn đối đầu ở đường trên là sát thương vật lý hay sát thương phép mà linh hoạt cộng điểm.
Phép Bổ Trợ
Darius cần một khởi đầu hoàn hảo để có thể snowball đường, do đó bạn nên chọn Thiêu Đốt. Tuy nhiên, khi đã chơi ở đẳng cấp cao, chiến thuật xoay quanh các mục tiêu lớn cũng như giao tranh tổng thì có thể xem xét thay Thiêu Đốt bằng Dịch Chuyển. Tốc Biến là bắt buộc với người chơi Darius.
Cách tăng kỹ năng
Tàn Sát (Q) gây sát thương diện rộng, giúp đẩy lính nhanh, cấu rỉa tốt nên cần phải tăng tối đa đầu tiên. Đánh Thọt có khả năng làm chậm mục tiêu, gây sát thương tương đối nên tăng tối đa tiếp theo. Bắt Giữ chỉ cần tăng một điểm, chiêu cuối Máy Chém Noxus tăng đúng cấp độ.
Cách lên đồ
Khởi đầu
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, bộ kỹ năng của Darius vốn đã có khả năng gây sát thương cực mạnh, đì đường tốt nên bạn có thể lựa chọn lên Giầy trước để tăng sự cơ động. Không có kỹ năng chạy trốn là điểm yếu cố hữu của Darius, do đó Mắt Xanh sẽ có công dụng không hề nhỏ.
Nếu muốn an toàn hơn, bạn có thể lựa chọn Giáp Lụa nhưng vẫn phải mua mắt Xanh để đảm bảo tầm nhìn.
Đồ khuyên dùng
Darius vẫn có thể gây nhiều sát thương khi lên toàn đồ chống chịu, tuy nhiên nếu muốn Snowball đường mạnh thì bạn cần bổ sung một chút đồ thiên hướng tấn công. Có thể lựa chọn giữa Gậy Hung Ác (giúp trao đổi chiêu thức mạnh hơn) hoặc Rìu Tiamat (nếu muốn đẩy đường cũng như farm nhanh).
Đầy đủ bộ trang bị
Cách chơi cơ bản
Đầu game
Darius có khả năng trao đổi chiêu thức rất mạnh, hãy cố gắng sử dụng Tàn Sát vừa ăn lính vừa cấu máu đối phương. Khi đạt cấp độ 3, bạn có thể đánh tay đôi với tất cả các đối thủ khác, hãy tự tin dùng Bắt Giữ (E) kéo chúng vào, dùng Đánh Thọt (W) để làm chậm và liên tục di chuyển theo đánh thường, khi đối phương đã cách ra một khoảng thì sử dụng Tàn Sát (Q) để gây tối đa sát thương.
Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập ở trên, Darius không có kỹ năng dạng lướt để chạy trốn, vậy nên sau phút thứ 3 hãy ra cắm mắt ở sông cũng như bụi cỏ trên để đảm bảo tầm nhìn mỗi khi tướng đi rừng đối phương đảo gank.
Giữa game
Khi đạt cấp độ 6 và có được kỹ năng Máy Chém Noxus, Darius sẽ trở thành một hung thần thực sự. Để sử dụng chiêu cuối này một cách hoàn hảo, bạn phải tận dụng tối đa nội tại Xuất Huyết, nếu có thể thì chỉ sử dụng (R) lên đối tượng có 5 điểm cộng đồn Xuất Huyết và phải đảm bảo sẽ tiêu diệt được chúng ngay. Khi đó, Máy Chém Noxus sẽ lập tức có thể tái sử dụng.
Hãy tưởng tượng xem, trong giao tranh mà Darius có thể sử dụng được 5 lần Máy Chém Noxus thì sẽ ra sao? Hãy tạo sức ép mãnh liệt ở đường trên, khiến đối phương phải tập trung tại đó và team bạn có thể dễ dàng lấy những mục tiêu lớn như trụ hoặc Rồng.
Cuối game
Darius khá chậm chạp và khó tiếp cận những mục tiêu quan trọng như pháp sư hay xạ thủ đối phương. Do đó, muốn tạo một giao tranh hoàn hảo, bạn buộc phải phụ thuộc vào phép bổ trợ Tốc Biến.
Combo của Darius không quá phức tạp, bạn cần Tốc Biến vào và Bắt Giữ được các thành viên quan trọng của đối phương. Sau đó, cứ càn lên và gây tối đa sát thương có thể bởi bạn vốn không còn đường lùi.
[Guide LMHT] Hướng dẫn cơ bản Udyr đi rừng mùa 5
Udyr được xem là một tướng đi rừng rất có tiềm năng ở Liên Minh Huyền Thoại mùa 5.
Như chúng ta đều biết, Riot Games đã thực hiện rất nhiều thay đổi xung quanh khu vực rừng Liên Minh Huyền Thoại mùa 5, nó khiến cho một số vị tướng đi rừng tưởng chừng như bị rơi vào quên lãng có được sự trở lại không thể tuyệt vời hơn. Một trong số đó là Udyr.
Xét về tổng quan, Udyr là tướng đánh nhau cực khỏe, càn tốt cũng như có tốc độ di chuyển tuyệt vời. Thế nhưng, điểm yếu của Udyr là không có kỹ năng giúp tiếp cận ngay lập tức mà phải lù đù tiến vào, tạo điều kiện cho đối phương có đủ thời gian xử lý tình huống. Và với trang bị đi rừng mới Gươm Truy Tung, điểm yếu này đã phần nào được hạn chế.
Ngọc Bổ Trợ
- Ngọc đỏ: +1.7% tốc độ đánh (9 viên)
- Ngọc vàng: +1 giáp (9 viên)
- Ngọc xanh: -0.83% giảm hồi chiều (6 viên), +0.17 kháng phép theo cấp (3 viên)
- Ngọc tím: +4.5% tốc độ đánh
Nhận xét: Ở phiên bản đi rừng mùa 4, rất nhiều người chơi thường lấy cho mình ngọc Tím hút máu hoặc tăng tốc độ di chuyển để có thể farm quái rừng tốt hơn cũng như tạo lợi thế trong các tình huống đảo gank. Tuy nhiên, Udyr có khả năng tạo lớp giáp từ Võ Rùa cũng như tăng tốc độ chạy tới từ Võ Gấu nên chúng ta không cần bổ sung thêm.
Trái lại, Udyr rất cần có tốc độ đánh, với việc nội tại có khả năng cho thêm 30% tốc độ đánh, 30/40/50/60/70% khi kích hoạt Võ Hổ thì việc bổ sung thêm tốc độ đánh từ ngọc đỏ cũng như ngọc tím sẽ mang lại nhiều lợi thế trong các pha giao tranh cũng như farm lính khi ở dạng Võ Phượng Hoàng (kỹ năng chủ lực của Udyr trong phiên bản mới này).
-4.98% thời gian hồi chiêu khi kết hợp với bảng bổ trợ cũng như các món đồ sẽ tạo ra con số hồi chiêu không hề nhỏ.
Bảng Bổ Trợ
Không giống như các vị tướng khác, bảng bổ trợ thích hợp cho Udyr là 10-6-14. Như chúng tôi đã đề cập ở trên, Udyr cần cả tốc độ đánh lẫn thời gian hồi chiêu, 6 điểm ở bảng thủ sẽ giúp bạn đi rừng nhàn hơn một chút cũng như giảm sát thương khi bị tướng tấn công. 14 điểm ở bảng Đa Dụng sẽ giúp tăng tốc độ di chuyển, hút máu phép cũng như tăng thời gian bùa lợi. Và chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc, tại sao lại tăng 1 điểm chỉ để có thêm 40 vàng khởi đầu?
VỚi Udyr, bạn cần khởi đầu với Võ Phượng nên sẽ rất tốn máu, nếu chỉ có 1 Rựa Thợ Săn và 2 bình máu như bình thường, gần như chắc chắn bạn sẽ phải về nhà sau khi ăn xong 2 bùa. Với 40 tiền, bạn sẽ có thêm 1 bình máu, cộng thêm việc nâng cấp thành Bánh Quy, bạn có thể thoải mái gank lúc đầu để tận dụng tối đa thời gian hai bùa.
Phép Bổ Trợ
Trừng Phạt là phép buộc phải lựa chọn khi đi rừng. Còn lại, bạn có thể thoải mái chọn giữa Tăng Tốc hoặc Tốc Biến đều được.
Cách tăng kỹ năng
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, Võ Phượng là kỹ năng mạnh nhất của Udyr hiện nay, tất cả ngọc bổ trợ hay bảng bổ trợ đều được thiết lập để xoay quanh Võ Phượng nên cần ưu tiên tăng tối đa đầu tiên.
Võ Gấu tăng một lượng tốc độ dic chuyển lớn, lại có khả năng làm choáng đối phương, nó bù đắp khá tốt cho điểm yếu không có kĩ năng áp sát cũng như chạy trốn của Udyr, ưu tiên tăng tối đa tiếp theo. Sau đó tăng tiếp vào Võ Rùa, còn Võ Hổ không phát huy được nhiều tác dụng lắm trong phiên bản hiện tại.
Cách lên trang bị
Khởi đầu
Giống như hầu hết tướng đi rừng khác, Udyr sẽ khởi điểm với Rựa Thợ Săn và hai bình máu (3 bình nếu bạn tăng điểm bổ trợ như trên).
Tiếp theo
Lúc này, bạn có hai lựa chọn. Nếu chơi chưa quen hoặc muốn an toàn, bạn có thể lựa chọn Vũ Khí Kiểm Lâm để farm quái rừng dễ dàng hơn, đảm bảo không bị thua thiệt so với rừng đối phương. Thế nhưng, khả năng đi gank cũng như sức ép mà bạn có thể tạo ra ở các đường là không cao. Nếu lên trang bị này, bạn cần tập trung farm để sớm có được phù phép Chiến Binh cũng như Tam Hợp Kiếm.
Còn nếu bạn đã dần quen với Udyr, tốt nhất bạn nên chọn cho mình là Gươm Truy Tung. Bởi như đã đề cập ở trên, món đồ này sẽ hạn chế được phần nào điểm yếu không có kỹ năng tiếp cận nhanh của Udyr. Khi ra đường, với tốc độ chạy tăng thêm từ Võ Gấu kèm giảm theo hiệu ứng giảm tốc độ di chuyển kẻ địch từ Trừng Phạt, dù đối phương có Tốc Biến cũng khó lòng trốn thoát được.
Với Udyr đi rừng bạn không cần thiết phải lên Giày Cơ Động mà thay vào đó là lựa chọn giữa Giày Bạc (nếu xanh) hoặc Giày Thủy Ngân (nếu đối phương có nhiều kỹ năng khống chế).
Món đồ cần phải có
Tam Hợp Kiếm là món đồ đặc biệt để khiến Udyr trở nên mạnh hơn, tiếp theo đó là Tim Băng và Giáp Tâm Linh để tăng độ cứng cáp.
Món đồ cuối cùng bạn có thể chọn một trong ba phương án sau đây.
Cuối cùng, nâng cấp cho mình thành Giầy Thời Không để tăng hiệu ứng cho Tốc Biến hoặc Tăng Tốc. Đừng quên đổi phụ kiện thành Máy Quét Oracle để kiếm soát tầm nhìn nhé!
Trên đây là những hướng dẫn cơ bản nhất để làm quen với vị tướng Udyr, tiếp theo các bạn hãy tự phát triển hướng đi rừng theo sở thích cũng như kinh nghiệm của mình nhé, chúc các bạn thành công!
[Guide LMHT] Hướng dẫn đi rừng mùa 5 với nữ báo Nidalee
Nidalee được xem là một hướng đi độc đáo nhưng không kém phần hiệu quả trong đấu trường Liên Minh Huyền Thoại.
Có lẽ nhiều người sẽ cho rằng, Nidalee là một vị tướng không phù hợp với vị trí đi rừng, đặc biệt là ở Liên Minh Huyền Thoại mùa 5. Thế nhưng, trên thực tế, nữ báo hoàn toàn có thể đi rừng tốt nếu bạn biết cách phát huy sức mạnh vốn có của vị tướng này.
Điểm mạnh
- Khả năng chống chịu tốt (ở phần dưới chúng tôi sẽ giải thích cụ thể hơn).
- Khả năng dồn sát thương vào một mục tiêu mạnh với Nội Tại Rình Rập.
- Tốc độ ăn quái rừng nhanh.
- Có thể cướp bùa lợi với chiêu Phóng Lao (Q).
Điểm yếu
- Cần có những món đồ chống chịu để đi rừng.
- Quãng thời gian đầu sẽ tương đối vất vả, trừ khi là cướp được bùa lợi sớm.
- Khó gank ở đường vì không có kĩ năng dạng khống chế.
Ngọc Bổ Trợ
Với những tướng đi rừng không thuần túy như Nidalee, Ngọc Bổ Trợ đóng một vai trò quan trọng để giúp bạn có thể sống sót trong rừng.
Ngọc đỏ: +0.91 giáp (9 viên)
Ngọc vàng: +1 giáp (9 viên)
Ngọc xanh: +1.2 sức mạnh phép thuật (9 viên)
Ngọc tím: +4.95 sức mạnh phép thuật (3 viên)
Bảng ngọc này sẽ mang lại cho bạn 26 sức mạnh phép thuật và 17 giáp. Chúng đều là những chỉ số cần thiết cho Nidalee khi đi rừng. Giáp giúp Nidalee cứng cáp hơn, SMPT không những giúp ăn quái rừng nhanh hơn mà còn gia tăng khả năng phục hồi tới từ kỹ năng Sức Mạnh Hoang Dã (E dạng người).
Bảng Bổ Trợ
Nidalee sẽ cực kì mỏng manh ở gian đoạn đầu trận đấu, vậy nên bảng bổ trợ 9-21-0 là sự lựa chọn duy nhất để giúp bạn có thể sống sót trong rừng.
Phép Bổ Trợ
Không cần gì phải bàn thêm, Tốc Biến và Trừng Phạt là hai sự lựa chọn bắt buộc khi đi rừng.
Cách tăng kỹ năng
Với Nidalee đi rừng bạn cần tăng tối đa kỹ năng Q trước, nó có khả năng gây ra cả tấn sát thương lên địch thủ. Sau đó, ưu tiên tăng tiếp kỹ năng E, nó không những giúp Nidalee hồi máu mà còn tăng tốc độ đánh (ở dạng người). Đồng thời nó cũng là kỹ năng gây sát thương diện rộng (ở dạng báo), giúp ăn quái rừng nhanh hơn.
W chỉ cần tăng 1 điểm ở thời điểm đầu bởi nó vốn không phải là kĩ năng gây sát thương chính. Chiêu cuối tất nhiên sẽ tăng theo đúng cấp độ.
Cách lên đồ
Khởi đầu
100% các tướng đi rừng mùa 5 đều khởi đầu với Rựa Thợ Săn + 2 bình máu. Bạn có thể chọn Mắt Vật Tổ hoặc Máy Quét, tuy nhiên nên mua mắt trước để có thể kiểm soát tầm nhìn tốt hơn, đặc biệt trong trường hợp bạn muốn cướp bùa lợi của đối phương.
Với Nidalee, chúng ta sẽ xây dựng một vị tướng đi rừng theo hướng sát thương phép. Vậy nên, chúng tôi lựa chọn trang bị Gươm Truy Tung (giảm tốc độ di chuyển của kẻ địch bị Trừng Phạt) và phù phép Pháp Sư cho nó.
Món đồ tiếp theo là Song Kiếm Tai Ương, gia tăng tốc độ di chuyển cũng như khả năng dồn sát thương khủng khiếp nếu kết hợp với chiêu Q dạng báo. Sau đó, bạn cần lên cho mình chiếc Đồng Hồ Cát, nó giúp bạn có thể sống sót khi lao vào đội hình địch mở giao tranh, ngoài ra Nidalee cũng sẽ trở nên cứng cáp hơn khi ăn quái rừng.
Một số món đồ có thể lựa chọn tiếp theo:
- Mũ Phù Thủy Rabadons: Giúp tăng một lượng sát thương phép khủng, là niềm mơ ước của tất cả các pháp sư trong Liên Minh Huyền Thoại.
- Bùa Đầu Lâu: Đòi hỏi người chơi phải có kĩ năng nhiều hơn, sử dụng bùa đúng nơi đúng lúc. Tuy nhiên, chỉ lên món đồ này khi bạn có quãng thời gian đầu quá xanh, ăn được nhiều mạng.
- Gậy Hư Vô: Tăng sát thương cũng như xuyên kháng phép, hữu ích khi đối phương lên nhiều trang bị kháng phép.
- Gậy Đầu Lâu, Cốc Quỷ Athena: Hai món đồ này hữu ích khi đối phương có nhiều vị tướng gây sát thương phép.
- Quỷ Thư Morellos: Lên khi đối phương có nhiều vị tướng phục hồi mạnh như Mundo, Vlad hay Swain.
- Quyền Trượng Đại Thiên Sứ: Món đồ hợp với các tướng SMPT, tuy nhiên cần nhiều thời gian để tích điểm, không khuyến khích lên khi đi rừng.
- Khiên Băng, Dây Chuyền Chữ Thập: Lên khi bạn bị tập trung quá nhiều sát thương trong giao tranh.
Bộ trang bị gợi ý khi đi rừng với Nidalee.
Cách đi rừng
Cấp độ 1: Khởi đầu bạn cần tăng vào kỹ năng Sức Mạnh Hoang Dã/Vả (E). Bạn có thể khởi đầu ở Bùa Xanh, Bùa Đỏ, Cóc Độc hay Người Đá, tuy nhiên sẽ là hợp lý nhất nếu khởi đầu ở Cóc Độc (với sự hỗ trợ của đồng đội). Bạn cần sử dụng Trừng Phạt luôn để lấy nội tại của Cóc Độc, sau đó tiến ra Bùa Xanh.
Vì là tướng đánh xa, nên bạn có thể kéo Bùa Xanh ra vị trí "góc lag", nơi mà quái sẽ không tấn công bạn mà chỉ quay đi quay lại liên tục. Nhưng cần nhớ rằng, quái bùa xanh sẽ chỉ quay đi quay lại 10 lần trước khi tiến về vị trí cũ hồi máu, nên khi được 8 đến 9 lần thì bạn cần hóa báo và lao vào tấn công nó.
Ở những cấp độ đầu, không nên động đến bãi Chim Biến Dị bởi nó sẽ khiên bạn tốn cả tá máu và điều đó thì chẳng vui chút nào.
Các hướng đi gank cơ bản với tướng đi rừng nói chung và Nidalee nói riêng
Nếu bạn muốn cướp bùa lợi đối phương, đây là cách di chuyển
Các vị trí mà Nidalee có thể nhảy qua với (W dạng báo). Không chỉ Nidalee đi rừng mà tất cả các Nidalee đều cần biết điều này
Combo hoàn hảo của Nidalee khi đi gank là Phóng Lao (Q dạng người) trúng đối phương sau đó Hóa Báo (R) + W + E + Q. Khi này bạn đã tiến vào rất sát đối phương, nếu chúng chưa chết, tiếp tục hóa người và Phóng Lao (rất dễ trúng) tiếp tục combo cơ bản kể trên.
Trên đây là những hướng dẫn cơ bản nhất để có thể đi rừng tốt với vị tướng Nidalee. Một lời khuyên sau cùng dành cho các bạn, hãy cố gắng tập luyện thành thục trước khi nghĩ tới việc mang nó vào đánh xếp hạng, nếu hậu họa khôn lường.
[Guide LMHT] Hướng dẫn chơi Shaco ở vị trí đi rừng
Shaco hiện đang được sử dụng rất nhiều trong các trận đấu Liên Minh Huyền Thoại xếp hạng.
Từng bị xem là một vị tướng “bỏ đi” trong đấu trường Liên Minh Huyền Thoại, Shaco bỗng nhiên trở thành sự lựa chọn đầy hiệu quả cho vị trí đi rừng phiên bản 4.21.
Điểm mạnh
- Ăn bùa lợi nhanh, ít tốn máu dẫn tới có thể gank từ rất sớm.
- Khả năng làm hoảng sợ diện rộng với chiêu Hộp Hề Ma Quái (W).
- Có khả năng ám sát tốt với Nội Tại Đâm Lén
- Phù hợp với chiến thuật đẩy lẻ
- Gây sát thương cực lớn nếu lên đồ chuẩn
Điểm yếu
- Rất sợ gặp mắt Hồng, Máy Quét Oracle hay một số kĩ năng phát hiện tầm nhìn
- Hộp Hề Ma Quái có thể bị phá hủy trước khi phát huy tác dụng
- Rất khó gượng dậy khi thua ở đầu game
Ngọc Bổ Trợ
- Ngọc đỏ: +0.95 sát thương vật lý (9 viên)
- Ngọc xanh: -0.83% thời gian hồi chiêu (9 viên)
- Ngọc vàng: +0.17 giáp theo cấp (9 viên)
- Ngọc tím: +2.25 sát thương vật lý (3 viên)
Nhận xét: Là một tướng đi rừng thuần sát thương vật lý, vậy nên Shaco rất cần được bổ sung chỉ số này từ Ngọc Đỏ và Ngọc Tím. Thời gian hồi chiêu đang là chỉ số rất được ưa chuộng ở phiên bản 4.21, tuy nhiên nếu đối phương có quá nhiều tướng sát thương phép thì cân nhắc thay bằng Ngọc Xanh kháng phép.
Có một sự khác biệt nho nhỏ ở Ngọc Vàng, không giống như các tướng đi rừng khác, ở những cấp độ đầu tiên, với sức mạnh tới từ kĩ năng Hộp Hề Ma Quái (W), Shaco có thể ăn quái rừng không tốn nhiều máu. Vậy nên, thay vì sử dụng ngọc cộng giáp thẳng, bạn có thể lên ngọc cộng giáp theo cấp để lấy lợi thế về cuối game.
Bảng Bổ Trợ
21-0-9 là Bảng Bổ Trợ phù hợp với hầu hết các tướng sát thương đi rừng.
Phép Bổ Trợ
Khác với các tướng đi rừng thông thường, Shaco có thể không cần lấy Tốc Biến bởi khả năng cơ động tới từ chiêu Lừa Gạt (Q). Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn Thiêu Đốt để gia tăng lợi thế trong các pha gank cũng như đối đầu trực tiếp với tướng đi rừng đối phương. Trừng Phạt thì đương nhiên không thể thiếu với các tướng đi rừng.
Cách tăng kỹ năng
Dao Độc (E) là kĩ năng khống chế chủ động duy nhất của Shaco nên cần tăng tối đa đầu tiên. Hộp Hề Ma Quái tăng ở cấp độ 1 để hỗ trợ ăn bùa lợi. Lừa gạt chỉ cần tăng 1 điểm lúc đầu để sử dụng trong các tình huống cấp bách (truy đuổi đối phương hay chạy trốn). Chiêu cuối tăng đúng cấp độ.
Cách lên đồ
Khởi đầu
Khởi đầu với Rựa Thợ Săn, 2 Bình Máu và Mắt Vật Tổ là điều bắt buộc với tất cả các tướng đi rừng. Sau đó, bạn có thể lên trang bị đi rừng theo hai hướng, Dao Đạo Tặng hoặc Đao Đụng Độ.
Với Dao Đạo Tặng, bạn sẽ phải thường xuyên xâm chiếm rừng đối phương, khiến người đồng nghiệp bên kia chiến tuyến luôn trong tình trạng thiếu hụt tiền cũng như cấp độ (ở phiên bản 4.21, quái rừng hồi tương đối lâu).
Tất nhiên, với Thiêu Đốt trong tay cũng như độ cơ động tới từ chiêu (Q), Shaco không hề ngại các pha trao đổi chiêu thức trong rừng. Món đồ phù hợp với lối lên trang bị này sẽ là Rìu Tiamat, gia tăng khả năng hồi máu cũng như khả năng dọn dẹp quái rừng.
Còn nếu muốn trở thành sát thủ ngay ở những thời điểm đầu tiên, Đao Đụng Độ là sự lựa chọn phù hợp khi gia tăng tương đối lượng sát thương mà Shaco có thể gây ra. Món đồ phù hợp với lối lên trang bị này sẽ là Kiếm Của Hội Kín. Tuy nhiên, cần phải hết sức cẩn thận bởi giờ chỉ cần chết một lần thôi, số điểm cộng dồn của trang bị sẽ bị giảm một nửa.
Bộ trang bị đầy đủ
Với một sát thủ như Shaco, anh ta rất cần những chỉ số như: Sát thương, thời gian hồi chiêu, tốc độ di chuyển và bộ trang bị kể trên được xem là phù hợp với vị tướng này.
Một số sự lựa chọn hợp lý khác
Một số kinh nghiệm cần phải biết
Luôn khởi đầu ở khu vực bùa Xanh hoặc bùa Đỏ, không sử dụng Trừng Phạt, tăng kĩ năng Hộp Hề Ma Quái (W) ở bãi quái bắt đầu từ 1:03. Khi đó, Shaco sẽ ăn buff cực nhanh, để rồi tiến sang bùa lợi tiếp theo hoặc sang thẳng rừng đối phương cướp bóc.
Hãy cố gắng đảo gank liên tục, với sự cơ động của chiêu (Q), Shaco có thể tạo ra những pha gank ở vị trí không tưởng, tạo bất ngờ lên tướng đi đường đối phương. Còn không, hãy chỉ farm trong rừng đối phương, với Dao Đạo Tặc hoặc Đao Đụng Độ kèm Thiêu Đốt, gần như chắc chắn bạn sẽ không thua trong các pha giao tranh 1 vs 1.
Mỗi lần về nhà, ngoài việc bổ sung đồ sát thương, bạn cần phải mua ít nhất 2 mắt xanh, nếu giàu có thể mua thêm 1 mắt tím để đảm bảo tầm nhìn không chỉ cho bản thân mà còn cho cả đồng đội.
Chiêu cuối của Shaco giúp vị tướng này có một khoảng thời gian ngắn không bị dính bất cứ hiệu ứng gì, bạn có thể dùng nó để tránh một số kĩ năng như chiêu cuối của Karthus, chiêu cuối của Caitlyn… (cần căn thời gian cực chuẩn).
Ngoài ra, cái bóng của Shaco cũng gây một lượng sát thương cực lớn, đặc biệt là khi bị tiêu diệt. Dùng nó để lừa đối thủ sẽ tạo ra những tình huống hết sức thú vị.
Shaco có thể kết hợp tốt với một số vị tướng sau đây
Shaco rất sợ đối đầu với
Trên đây là những hướng dẫn cơ bản nhất để có thể đi rừng với Shaco, hãy tự tiếp tục phát triển sức mạnh của vị tướng này theo phong cách riêng của các bạn. Chúc thành công!